Giải pháp Rác

Biển báo “Cấm xả rác” ở Hoa Kỳ.

Thùng chứa rác

Các thùng chứa chất thải công cộng hoặc thùng rác trên đường phố được chính quyền địa phương cung cấp để thuận tiện cho việc xử lý và thu gom rác thải. Ngày càng có nhiều lựa chọn tái chế và tổng hợp rác thải được đưa ra. Hội đồng địa phương chọn chất thải và đưa đi để tái sử dụng hoặc tái chế. Tuy nhiên, có những vấn đề với cách tiếp cận này. Nếu những thùng rác không được dọn thường xuyên, thì việc rác lấp đầy thùng sẽ xảy ra và có thể làm tăng lượng rác thải một cách gián tiếp. Một số chính quyền địa phương sẽ chỉ chịu trách nhiệm cho rác thải được bỏ trong thùng rác, có nghĩa là việc xả rác vẫn còn là một vấn đề. Mọi người có thể đổ lỗi cho việc thiếu thùng rác được đặt đúng chỗ để bỏ rác. Các vật liệu nguy hiểm có thể bị vứt bỏ không đúng cách trong thùng rác và chúng có thể khuyến khích những người bới rác.

Nhặt rác

Dọn dẹp vỏ xe bị vất bỏ.

Những tình nguyện viên đôi khi nhặt rác và vứt bỏ rác một mình hoặc phối hợp với nhau thông qua các tổ chức. Các sự kiện dọn dẹp có thể được tổ chức và người tham gia đôi khi sẽ tìm rác trong một khu vực theo đường thẳng để đảm bảo rằng không có rác thải bị bỏ sót. Ở Bắc Mỹ, chương trình Adopt a Highway rất phổ biến, khi mà các công ty và tổ chức cam kết làm sạch các đoạn đường. Tại Kiwayu, một hòn đảo ở Kenya, một số rác được thu gom (flip-flops) được sử dụng để làm các tác phẩm nghệ thuật, sau đó được bán.[25][26]

Việc nhặt rác cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Các mối nguy hiểm có thể bao gồm tổn thương cột sống vì phải cúi xuống liên tục, và tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm, chất thải sắc bén và các mầm bệnh. Kết quả là, các thiết bị an toàn như găng tay đôi khi được đeo và các công cụ giúp nâng tầm với được sử dụng.

Bẫy rác

Bẫy rác được đặt trên sông để giữ lại rác thải trôi nổi. Sông Yarra, Melbourne, Úc.

Bẫy rác có thể được sử dụng để thu gom rác khi nó trôi theo nước mưa vào đường thủy. Tuy nhiên, bẫy rác chỉ có hiệu quả đối với các loại rác lớn hoặc trôi nổi và phải được duy trì. Một cuộc khảo sát rác thải ở đầu nguồn nước gần đây cho thấy sự khác biệt về thành phần của rác đường phố và rác trong nước mưa.[27]

Luật ký gửi vật chứa

Luật ký gởi vật chứa có thể nhằm vào hai mục đích là giảm việc xả rác và cũng khuyến khích việc thu gom rác thông qua các chương trình tái chế ở địa phương mà cung cấp các ưu đãi, đặc biệt là đối với các lon nhôm, chai thủy tinh và chai nhựa. Tại New York, hóa đơn một chai nước bao gồm chi phí tái chế các chai đựng nước bằng nhựa và đã thu được 120 triệu đô la cho Quỹ General Fund của bang từ các khoản tiền gửi vô thừa nhận vào năm 2010.[28]

Ở một số quốc gia như Đức và Hà Lan, luật ký gửi vật chứa đã được áp dụng cho lon và chai nhựa. Một số vùng của Bỉ cũng đang xem xét việc áp dụng luật này.[29] Do đó, người dân có thể được hoàn tiền lại từ loại rác thải này. Kết quả của việc này là ở Đức, hầu như không có lon hoặc chai nhựa nào có thể được tìm thấy trên đường phố. Tại Hà Lan, lượng rác thải đã giảm đáng kể kể từ khi luật mới được thực hiện, và 95% chai nhựa hiện đang được tái chế. Theo Chris Snick, doanh thu từ việc thu gom rác thải có thể mang lại lợi nhuận về tài chính ở các quốc gia đã áp dụng Luật ký gửi vật chứa: trong 1 giờ ông đã thu được 108 lon và 31 chai nhựa, thu được 13,90 euro (0,10 €) mỗi lon / chai nhựa).[30] Khi so sánh, ở những nước mà chỉ có lon nhôm là được hoàn tiền, 139 lon sẽ chỉ mang lại 1,72 euro (0,0124 euro mỗi lon; giả sử mỗi lon có 15 gram nhôm mỗi lon và nhôm phế liệu có giá trị 0,8267 euro) / kg [31]).

Các mức phạt

Biển báo “Cấm xả rác” trên một đường cao tốc ở Cape Cod, Massachusetts

Một số quốc gia và chính quyền địa phương đã đưa ra luật để giải quyết vấn đề.

Những hành động dẫn đến các hình thức phạt có thể bao gồm tiền phạt tại chỗ đối với các cá nhân, được thực thi bởi các sĩ quan được ủy quyền ở nơi công cộng hoặc trên phương tiện giao thông công cộng hoặc xả rác từ một chiếc xe, mà trong đó chủ sở hữu phương tiện bị phạt – khi được báo cáo bởi sĩ quan chịu trách nhiệm hoặc bên thứ ba, đôi khi trực tuyến.[32][33]

Một số luật cụ thể tồn tại ở những quốc gia như sau:

  • Hoa Kỳ - Có thể bị phạt hơn 500 USD, lao động công ích hoặc cả hai, như đã được quy định bởi các đạo luật ở các bang và pháp lệnh thành phố. Tất cả 50 bang đều có luật chống xả rác, với các mức phạt khác nhau, lao động công ích và / hoặc có thể bị giam giữ.[34]
  • Vương quốc Anh – Xả rác là hành vi vi phạm Đạo luật Bảo vệ Môi trường năm 1990. Điều này đã được Đạo luật Môi trường và Vùng lân cận sạch sẽ năm 2005 mở rộng theo mục 18. Mức phạt tối đa là 2500 bảng nếu bị kết tội. Tuy nhiên, nhiều chính quyền địa phương đưa ra các thông báo phạt cố định theo mục 88 của Đạo luật Bảo vệ Môi trường năm 1990. Thường bị hiểu sai là "phạt tại chỗ", những hình thức phạt này không cần phải được thực hiện tại chỗ. Nếu một người được cho là vi phạm mà không muốn trả tiền phạt theo mức phạt cố định, anh ta có thể bị xét xử tại Tòa án sơ thẩm.
  • Úc - không có luật cụ thể trên cả nước, mặc dù các cơ quan bảo vệ môi trường của các bang có luật và mức phạt để ngăn chặn xả rác.
  • Hà Lan - Cảnh sát Hà Lan và các giám sát viên địa phương (được gọi là buitengewoon opsporingsambtenaar, hoặc BOA) sẽ phạt những công dân nào mà vứt bỏ lon, chai hoặc giấy gói trên đường phố.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rác http://naturschutzbund.at/umweltthemen/articles/zi... http://www.blacktown.nsw.gov.au/environment/issues... http://www.epa.vic.gov.au/litter/if_you_have_been_... http://www.litter.vic.gov.au/-/media/SV-VLAA/Downl... http://www.standaard.be/cnt/dmf20140819_01222742 http://www.cnn.com/2009/SPORT/11/04/littering.golf... http://erplanning.com/uploads/National_Geographic_... http://www.erplanning.com/uploads/2015_Anacostia_W... http://abcnews.go.com/GMA/story?id=3175688 http://www.insidecostarica.com/dailynews/2010/dece...